Mỗi mùa tuyển sinh đến lại là một “mùa đau đầu” của các bậc cha mẹ có con vào lớp 1 hoặc chuyển cấp. Cha mẹ nào cũng mong muốn các con được sống đúng với tuổi thơ nhưng không phải ai cũng đủ can đảm nói “không” với áp lực “thành tích”. Chọn trường nào để “giảm tải cho con – an tâm cho cha mẹ” đang là băn khoăn của nhiều gia đình…
Vì con hay vì… mẹ?
Chị Phạm Mỹ An (quận Hoàng Mai) có con gái sắp vào cấp 2 chia sẻ: “Năm nay con tôi sẽ chuyển cấp. Tiêu chí lớn nhất của hai vợ chồng là tìm trường có chương trình học giảm tải áp lực cho cháu. Bây giờ đi học thêm văn hóa gần như là điều bắt buộc ở các trường công. Trong khi đó tôi còn muốn các cháu được trải nghiệm các môn năng khiếu và kĩ năng mềm khác nữa mà không biết lấy đâu ra thời gian”.
Cũng như chị An, anh Minh Hùng (quận Hai Bà Trưng) bày tỏ: “Không lo không chạy trường cho con cũng không được vì nếu mình “thả” cho con thoải mái thì sau này làm sao thi đỗ đại học, rồi muốn cho đi du học thì tiếng Anh phải giỏi. Con tôi cấp 1 thì lo chạy vào trường có cơ sở vật chất tốt, đi học đỡ khổ. Lên cấp 2 lại lo tìm lớp tăng cường tiếng Anh, thậm chí đang tìm cả những trường có lớp Cambrigde….. Vất vả nhưng phải vì tương lai”.
Mong muốn của chị An và anh Hùng là tâm lý chung của hầu hết các bậc phụ huynh hiện đại. Ai cũng muốn con mình phát triển toàn diện, không những đủ khả năng đỗ đại học hoặc đi du học nước ngoài mà còn là những công dân tương lai năng động, tự tin.
Kết quả là không gian giáo dục của trẻ em chỉ thay đổi từ “chiếc hộp” này sang “chiếc hộp” khác với những căn phòng vài chục mét. Nhiều học sinh ngày học các môn kiến thức ở trường, 4-5 h chiều chạy sô học đàn, hát ở các trung tâm nghệ thuật, tối lại “cày” các lớp tiếng Anh, luyện thi “SAT”…. Có 3 tháng hè cũng buộc phải cắt ngắn còn 2-3 tuần để dành thời gian tham gia các “cua” học bơi, võ, vẽ, học kỹ năng mềm…
Việc quá tải do áp đặt mục tiêu từ bố mẹ đã khiến nhiều học sinh chán nản trường học, biến những năm tháng đầu đời lẽ ra hạnh phúc nhất thành những chuỗi ngày căng thẳng và sợ hãi.
Nhưng mong muốn con được phát triển toàn diện, có khả năng tự tin hội nhập của bố mẹ có sai không? Dĩ nhiên là không! Chỉ có điều, chọn trường nào để có thể giảm tải cho con mà vẫn đảm bảo các mong muốn, định hướng của gia đình vẫn luôn là “bài toán đến hẹn lại” lên mỗi mùa chuyển cấp.
Chọn trường – chọn tương lai
Nhu cầu thụ hưởng một môi trường giáo dục “như Tây”, học mà chơi – chơi mà học, cùng hệ thống cơ sở vật chất đạt chuẩn ngày càng lớn. Tuy nhiên, số lượng các trường hội tụ được cơ sở vật chất đạt chuẩn, có chương trình học hiệu quả với thời gian phân bổ hợp lý, trang bị thêm ngoại ngữ và các kỹ năng sống… hiện đang chỉ đếm trên đầu ngón tay hoặc chi phí quá cao trong khi nhu cầu quá lớn.
Nhìn ra điều đó nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng giải quyết được bài toán chi phí – hiệu quả: đem đến một hệ thống trường học “cao” về chất lượng nhưng lại phải hợp lý về chi phí cho số đông gia đình Việt.
“Một gia đình không có tích lũy, đầu tư quá nhiều cho việc học của con là mạo hiểm. Khi quá sức về tài chính, sẽ đến lúc bố mẹ phải cắt giảm đầu tư, con bị chuyển xuống môi trường giáo dục có chất lượng kém hơn. Tôi không lo ngại khả năng thích nghi của trẻ, nhưng thay đổi định hướng giáo dục (chẳng hạn từ môi trường đa dạng, chú trọng vui chơi và tinh thần, sang môi trường chỉ biết điểm số) luôn tạo ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí hạn chế rất nhiều đến sự phát triển lâu dài của trẻ” – ông Hoàng Tùng, nhà quản lý giáo dục phân tích.
Theo TS Nguyễn Việt Hùng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), “không có mô hình không tốt, chỉ có phù hợp ở mức độ nào”. Ông Việt Hùng đưa ra ví dụ một trường hợp xảy ra tại một trường ở Hà Nội. Với đề bài: “Hãy mô tả loài hoa mà con yêu thích nhất”, một học sinh đã viết như thế này: “Con xin lỗi cô con không làm bài văn này. Vì con không thực sự yêu quý loài hoa nào. Cô vẫn thường nói nếu chúng ta không yêu thích việc gì thì chúng ta sẽ làm không tốt”.
“Có hai khả năng xảy ra khi giáo viên nhận bài viết này. Khả năng thứ nhất là giáo viên có thể cho điểm 1, và phụ huynh cần chia sẻ với giáo viên nếu họ làm điều này” – ông Hùng nhận xét. “Thế nhưng, đáng mừng là đã xảy ra khả năng thứ hai, khi không có điểm 1 nào, mà giáo viên đã giải thích cho trẻ dựa trên triết lý giáo dục mà ngôi trường này theo đuổi: “Mỗi học sinh là một cá tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, cần được tôn trọng. Tuy nhiên, học tập cũng là nghĩa vụ và có những nhiệm vụ cần được hoàn thành”.
Trường THCS Đào Duy Từ (Thanh Xuân, Hà Nội) là một ngôi trường có mô hình đào tạo tiên tiến, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết cùng sự cố vấn của các thầy cô giàu kinh nghiệm trong việc đào tạo con người là một môi trường tốt để các em có thể học tập, rèn luyện. Đặc biệt, trường THCS Đào Duy Từ rất chú trọng đầu tư và phát triển khả năng ngoại ngữ của học sinh bằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ tiếng Anh, trực tiếp học ngoại ngữ với người nước ngoài,… Trường có phương hướng đào tạo mở, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện cả về Trí – Thể – Mỹ, là một trong số ít trường có tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học để các em có thể làm quen với môi trường THCS. Đặc biệt, trường luôn tạo điều kiện học tập phù hợp nhất với từng gia đình, từng học sinh, tiết kiệm chi phí mà vẫn nhận được chất lượng cao.
Có con học trường tốt là mong muốn có thật và chính đáng của phụ huynh. Một ngôi trường phù hợp sẽ là nền tảng giúp con học hành tiến bộ. Không phải cứ trường tốt là việc học của con đã được đảm bảo mà cha mẹ hãy lưu ý môi trường trong gia đình, xã hội cũng là nhân tố quyết định tới sự phát triển của các em.
Để biết thêm chi tiết các vị phụ huynh liên hệ theo số máy:
Điện thoại văn phòngTHCS: (04)35545231 – DĐ: 0968.375.842 (cô Huệ)
Điện thoại văn phòng THPT: (04) 35534221
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
Website: thcsdaoduytuhn.vn và thptdaoduytu.vn