1377 lượt xem

TỔNG HỢP BÀI DỰ THI : CUỘC THI XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC “THÂN THIỆN – LỄ PHÉP – TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM”

CUỘC THI XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC

"THÂN THIỆN – LỄ PHÉP – TRUNG THỰC VÀ TRÁCH NHIỆM"

BÀI DỰ THI SỐ 01

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Anh

Chi đoàn: 10D02 trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: LỄ PHÉP (BÀI CẢM NHẬN)

     Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn” để nhấn mạnh việc học sinh khi bước chân vào trường, phải biết học về lễ nghĩa, đạo đức rồi mới học tri thức. Lễ phép được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, những hành động, cử chỉ trong giao tiếp. Đây là thái độ biết kính trọng người lớn, hành xử đúng mực đặc biệt trong môi trường giáo dục càng được chú trọng. Ở nơi đây, bài đầu tiên các bạn được học chính là sự lễ phép với người lớn, với các thầy cô giáo. Từ những việc nhỏ như lời chào hỏi, cách đi đứng, ăn mặc, nói năng lễ phép sẽ góp phần hình thành và rèn cho cá nhân mỗi bạn học sinh một nhân cách tốt, sự thanh lịch trong một trường học thân thiện. Tuy nhiên, câu chuyện về lễ phép đã trở thành vấn đề đáng lo ngại khi vẫn còn một bộ phận các bạn học sinh chưa có thái đúng như khi gặp người lớn không chào, không tôn trọng thầy cô, học sinh vô lễ với giáo viên,…Hơn nữa, còn có những học sinh chỉ chào các thầy cô đã dạy mình còn những thầy cô khác không dạy thì sẽ không chào hay có một số bộ phận học sinh có suy nghĩ rằng không cần phải chào giáo viên hay người lớn khiến cho việc này trở thành một chủ đề quen thuộc khi nhắc tới trường học, là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Để học sinh thực sự ngoan và lễ phép, nhà trường cần phải đưa yếu tố này vào tiêu chí đầu tiên trong nội quy của nhà trường, cần có kế hoạch giảng dạy, tạo các chuyên đề, các hoạt động kĩ năng sống để đưa lễ phép trở thành một thói quen trong cuộc sống. Lời chào, sự lễ phép tuy nghe có vẻ rất đơn giản và không có gì đáng để chú ý nhưng đây lại là kĩ năng có ảnh hưởng rất lớn đến giao tiếp trong công việc và hoạt động xã hội của từng bạn học sinh.

Bạn ơi hãy nhớ

Luôn nói lời chào

Cảm ơn, xin lỗi

Miệng cười thật xinh!

Có thể là tranh biếm họa về một hoặc nhiều người và mọi người đang đứng

 

BÀI DỰ THI SỐ 02

Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Chi đoàn 10D1

Bài dự thi clip minh họa nói về chủ đề trách nhiệm, kính mời độc giả theo dõi tại: https://www.facebook.com/thptdaoduytutn/videos/4534267373337072

 

BÀI DỰ THI SỐ 03

Họ và tên: Nguyễn Thùy Linh

Chi đoàn: 11P

CHỦ ĐỀ: LỄ PHÉP (THIẾT KẾ TRANH CỔ ĐỘNG)

 

 

 

BÀI DỰ THI SỐ 04

Họ và tên: Vũ Tuấn Hải

Chi đoàn: 10C trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM – TRANH VẼ CHÌ

     Là người Việt Nam, chúng ta vinh dự, tự hào được học tập và làm theo tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác, người con vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, mãi mãi là nguồn sáng bất tận soi rọi vào mỗi tâm hồn con người Việt Nam, hướng cho mọi người với chân, thiện, mỹ của cuộc sống. Với Người, mỗi hành động, cử chỉ, lời nói, việc làm đều rất gần gũi với đời sống thường nhật của mỗi chúng ta. Câu chuyện: “Sự phân công” trích trong cuốn “Kể chuyện Bác Hồ” là bài học sâu sắc nhất về ý thức đúng đắn trách nhiệm của mình trên mọi cương vị, vị trí công tác.

Chuyện kể rằng:

Bác hỏi: Các cô, các chú nhiều người có đồng hồ ở đây chứ?

– Thưa Bác, có ạ!

– Các cô, các chú có thấy trên mặt đồng hồ kim giây chạy nhúc nhích suốt ngày đêm, kim phút di chuyển hơi chậm, kim giờ thì rề rề chuyển chỗ, chữ số nằm yên, cái máy nằm trong vỏ đồng hồ, có đúng thế không?

– Dạ, đúng ạ!

– Đó là sự phân công của bộ máy cái đồng hồ. Nếu giả sử các bộ phận ấy xin thay đổi, cái kim giây nói: “Tôi chạy thế này thì mệt quá, cho tôi chạy chậm lại hoặc nghỉ ít lâu”. Mặt số kêu lên: “Đứng mãi một chỗ chán quá, cho tôi chạy như kim giây”. Bộ máy lại nói: “Tôi làm nhiều việc mà chả ai biết đến, cho tôi làm mặt số”. Các cô, các chú thử nghĩ xem, nếu ta để các bộ phận đồng hồ làm theo ý muốn riêng của mình thì sẽ thế nào?

Cả lớp vang lên tiếng cười. Có đồng chí nói:

– Thưa Bác, như vậy không còn là đồng hồ nữa ạ!

– Trong công tác cách mạng cũng như vậy, tuỳ theo trình độ và yêu cầu mà Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ. Ví dụ: Bác được Đảng và nhân dân giao nhiệm vụ làm Chủ tịch nước, đồng chí cảnh vệ lo công tác bảo vệ, đồng chí cấp dưỡng lo nấu ăn, đồng chí văn thư lo việc giấy tờ, mỗi người một việc, như vậy hợp lại mới thành công việc chung. Đó là sự phân công của tổ chức. (Trích trong cuốn 117 chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh).

    Câu chuyện như một lời nhắn nhủ đối với mỗi chúng ta về sự phân công và ý thức về tinh thần trách nhiệm của mình trong công việc. Trong một guồng máy, mỗi người một việc đều có sự phân công cụ thể và liên hệ chặt chẽ nhau, trong sự phân công đó, mỗi người, mỗi bộ phận đều ý thức trách nhiệm chung, không thể làm theo ý muốn riêng lẻ của mình. Trong công việc, nếu làm một cách cẩu thả, làm cho có chuyện, dễ làm khó bỏ, đánh trống bỏ dùi, gặp sao làm vậy… là không có tinh thần trách nhiệm.

    Đối với thầy và trò trường THPT Đào Duy Từ chúng ta cũng vậy, cũng giống như một chiếc đồng hồ, mỗi cá nhân, mỗi khoa, phòng là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù lớn dù nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tổ hợp tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau. Để tạo nên một khối thống nhất thật sự vững chắc thì mỗi chúng ta – một mắc xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

     Bài học Bác Hồ dạy soi rọi vào thực tiễn cuộc sống và công việc của chúng ta hôm nay, để trong nhận thức và hành động phải an tâm, tận tụy thực hiện nhiệm vụ, không đắn đo, so bì, với công việc phải làm, làm cho đến nơi đến chốn, làm một cách tự giác, làm hết trách nhiệm của mình. Để thực hiện tốt chủ đề năm 2020 “Phát huy chuyên môn, nâng cao trách nhiệm”, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trách nhiệm nhắc nhở chúng ta đồng lòng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, khẳng định thương hiệu và diện mạo một Đào Duy Từ ngày càng đổi mới và phát triển. Bởi vì, bên cạnh những cơ hội và điều kiện thuận lợi, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đang ngày càng đặt ra nhiều hơn, cũng chính là yêu cầu, đòi hỏi để mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh nỗ lực phát huy vai trò, trách nhiệm để tiếp nối xứng đáng những trang truyền thống vẻ vang của trường, chung sức viết tiếp những trang sách mới, trang sách của những dấu vàng son mang tên Đào Duy Từ Thái Nguyên!

Có thể là tranh vẽ về một hoặc nhiều người

 

BÀI DỰ THI SỐ 05

Họ và tên: Hoàng Quỳnh Hoa

Chi đoàn: 10D1 trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM (TRANH VẼ)

     ‘Rừng vàng biển bạc’ là câu tục ngữ dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Có thể thấy,từ xa xưa cha ông ta đã thấy được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người nói chung và đặt biệt quan trọng đối với một nước nông nghiệp tôn thờ tự nhiên như VIỆT NAM nói riêng.Tại sao vấn đề bảo vệ rừng lại quan trọng và được ưu tiên hàng đầu.Thực trạng hiện nay chúng ta có thể rõ tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng băng tan ở hai cực , ô nhiễm không khí , bụi mịn ở những thành phố sầm uất như Hà Nội và TPHCM. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiều nhà máy,khí thải phương tiện giao thông nặng chặt phá rừng của lâm tặc, đốt nương làm rãy. Qua bức tranh mà tập thể lớp 10D1 muốn gửi thông điệp đến người xem là con người ai cũng phải có trách nhiệm bảo về thiên nhiên, ‘Trồng cây gây rừng’đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta phải có ý thức và hiểu được tầm quan trọng của việc này khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

BÀI DỰ THI SỐ 06

Họ và tên: Phạm Anh Tuấn

Chi đoàn: 10D1 trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM ( CẢM NHẬN )

     Trong cuộc đời của mỗi con người sẽ có những khoảnh khắc thật sự có ý nghĩa. Tuổi thanh xuân của mỗi người là quãng thời gian đẹp, nó mang lại cho chúng ta một sợi dây kết nối mỗi khung bậc cảm xúc, nó chan chứa bao nhiêu kỉ niệm đẹp, khi kết thúc độ tuổi bỡ ngỡ và sang giai đoạn tuổi trưởng thành không còn ngày nào đeo khăn quàng đỏ được học ở ngôi trường cấp hai. Tớ luôn chờ đợi khoảnh khắc khi bước vào mái trường THPT, với màu áo trắng tinh tươm, được gặp bạn bè mới, thầy cô mới trong lòng tràn đầy ước vọng và khao khát,…

     Và đúng như vậy, khi bước vào ngôi trường cấp ba ai mà chẳng có những cảm xúc mới lạ khi ngày đầu tiên được đi học. Và tớ cũng vậy, mặc dù đã bao lần được đón ngày khai giảng, đã bao lần được vui vẻ cắp sách đến trường nhưng sao lần này thì lạ quá! Nhưng năm nay, vì có ảnh hưởng của dịch nên tớ đã không được tham gia một buổi lễ khai giảng đúng nghĩa như năm trước,… Lần đầu đi học, tớ đã liên tưởng tới những cặp mắt ngại ngùng nhìn nhau, suy nghĩ rằng: “Ai sẽ ngồi cạnh bàn với mình và thầy cô nào sẽ chủ nhiệm mình”. Ôi!!! cái sự tò mò đến rõ ràng, trong lòng cứ thổn thức mà chờ đợi và tràn ngập sự hi vọng. Mái nhà 10D1 sẽ là một gia đình thứ 2 của tớ, mong rằng lớp mình luôn đồng hành, giúp đỡ nhau trong học tập và khẳng định một màu sắc riêng biệt của lớp…Lớp tớ đã đổi hai giáo viên chủ nhiệm, không phải là lớp nghịch ngợm,…Vì lí do riêng nên cô giáo chủ nhiệm cũ sẽ đã nói lời tạm biệt với lớp, bây giờ lớp tớ đã có một cô chủ nhiệm mới, mong rằng cô sẽ cùng đồng hành với lớp trong suốt khoảng thời gian về sau,….Và như tớ đã nói, thay vì được ngồi học ở trên bàn ghế của trường, được nghe thầy cô đứng trên bục giảng, thấy được những gương mặt sôi nổi của các bạn. Vì chúng tớ chỉ gặp nhau qua cái màn ảnh của trên máy tính, điện thoại… cảm giác như bị tách xa nhau đến lạ kì. Qua việc học, ta chỉ học trên màn ảnh nhỏ thì đôi khi luôn gặp những vấn đề trục trặc về thiết bị, về mạng,… điều đó luôn làm trở ngại của thầy cô và các bạn học sinh. Ở một lớp, không thể thiếu những gương mặt sáng giá, được tin cậy mà thầy cô giao phó TRÁCH NGHIỆM để quản lớp và nhắc nhở lớp, chính là những bạn trong “ban cán sự” của lớp. Tớ cũng biết rằng, thầy cô luôn thay đổi những bạn nào có trách nghiệm và xứng đáng để quản lớp, để luôn giúp lớp tiến bộ và ngày càng đi lên cùng sự cố gắng của cả lớp. Các bạn ban cán sự luôn cố gắng hết mình để giúp cho thầy cô, hoàn thành mọt nhiệm vụ được giao phó, hay đại diện cho lớp để hoàn thành đúng cái trách nhiệm mà mình được giao. Không chỉ nói riêng về ban cán sự, mà mỗi thành viên của lớp phải luôn có tinh thần sẵn sàng để hoàn thành những việc đó…Tuy không được đi học mà gặp nhau được nhiều, cô và chúng tớ chỉ nói chuyện và tâm tự cùng những dòng trạng thái, icon…qua màn hình nho nhỏ, những niềm vui của cuộc trò chuyện khéo khi còn vương vấn trong suy nghĩ của tớ. Tấm ảnh chụp chung duy nhất của chúng tớ, chỉ được chụp lại bởi cô qua chiếc màn hình, tuy chưa đầy đủ từng gương mặt nhưng điều đó cũng thể hiện được ý thức, trách nhiệm của mỗi bạn trong học tập.

     Có ai đó từng nói rằng: “Hạnh phúc cũng giống như bầu trời này vậy, không chỉ dành riêng cho một ai”. Điều tuyệt vời nhất và mục đích lớn nhất của mỗi chúng ta là sống để cảm nhận và tạo ra hạnh phúc, để đạt được điều ấy mỗi người đều chọn cho mình những cách thể hiện khác nhau. Từ đó hình thành lên những lối sống khác nhau…Trong đó, sống có TRÁCH NHIỆM là lối sống đẹp mà chúng ta cần phải hướng tới về việc mình phải làm…

BÀI DỰ THI SỐ 07

Họ và tên: Hoàng Thị Ngọc Diệp

Chi đoàn: 11D0 trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM (TRANH VẼ)

 

BÀI DỰ THI SỐ 08

Họ và tên: Lê Ý Vi và Đỗ Thu Thảo

Chi đoàn: 11D0 trường THPT Đào Duy Từ

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM (SÁNG TÁC THƠ)

Bài thơ: Học Kỳ Mới

Tân Sửu đi qua Nhâm Dần tới

Vẫn trách nhiệm cũ học kỳ mới

Khẩu trang, sát khuẩn hẵng đến trường

Gặp bạn gặp bè chớ ôm hôn

Covid lây lan rất khó lường

Cùng sắn tay áo ta dọn dẹp

Lau bảng, quét lớp, phân loại rác

Để cho môi trường xanh sạch đẹp

Một hai nét xuân được điểm phác !.

Tuyển sinh trường THPT Đào Duy Từ năm học 2021-2022